8 loại sơ đồ tư duy giúp thiết kế nhanh

Index

Trong ngành sáng tạo thiết kế, để cho ra đời những sản phẩm ấn tượng, mới mẽ, độc đáo đồng thời giúp rút ngắn thời gian, tối ưu hóa năng suất làm việc thì việc có những cách tư duy phù hợp với chính mình là điều cần thiết. Trong thiết kế đồ họa những sự xắp xếp logic ấy hình thành nên những mô hình tư duy riêng biệt.

Và để có thể có cho mình một cách tư duy phù hợp mỗi khi lên ý tưởng thiết kế, thì hãy cùng nhau điểm qua 8 loại mô hình tư duy phổ biến để cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo nhé.

Common Map

Sơ đồ tư duy (Mindmap)

Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề một cách tối ưu.

Được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ.

Bước tiếp theo là sắp xếp các từ khóa ấy thành một giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một mô hình trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Sơ đồ tư duy mindmap
Sơ đồ tư duy mindmap

Sơ đồ hình tròn (Circle Map)

Một sơ đồ hình tròn bao gồm một vòng tròn lớn với một vòng tròn khác bên trong. Vòng tròn bên trong là nơi chứa chủ đề chính hoặc ý tưởng chính. Bao quanh nó là vòng tròn lớn hơn, nơi chứa những ý tưởng được hình thành.

Khi vòng tròn thứ hai đầy, các định nghĩa và kết nối giữa chúng cũng phát triển tự nhiên theo một cách trực quan. Trong vòng thứ hai, bất kỳ loại từ ngữ nào cũng có thể diễn đạt ý tưởng: danh từ, tính từ hoặc thậm chí là các cụm từ.

Sơ đồ tư duy Circle Map
Sơ đồ tư duy Circle Map

Sơ đồ bong bóng (Bubble Map)

Biểu đồ bong bóng là một dạng biểu đồ tương quan, nhưng thay vì dùng “dot” (dấu chấm) thì được thay thế bằng hình bong bóng. Kích thước của bong bóng có thể phụ thuộc vào một biến thứ 3. Do đó, biểu đồ bong bóng rất có ích để chúng ta xem xét phân bố của dữ liệu.

Biểu đồ bong bóng khá đơn giản khi chỉ là vòng tròn lớn thể hiện ý chính và những vòng tròn nhỏ bao bọc xung quanh đại diện cho những yêu cầu, tiêu chuẩn cần đạt đươc.

Chẳng hạn như bạn có một ý tưởng cần trình bày, bạn sẽ vẽ lên xung quanh đó những công việc bạn cần thực hiện để hoàn thành ý tưởng đó. Vì tính chất đơn giản nên kiểu tư duy theo sơ đồ bong bóng sẽ giúp cho bạn định hình được tổng thể một cách rõ ràng nhất, đảm bảo không bỏ sót bất cứ yếu tố nào cho ý tưởng của mình.

Sơ đồ tư duy Bubble Map
Sơ đồ tư duy Bubble Map

Sơ đồ bong bóng đôi (Double Bubble Map)

Khác với những sơ đồ trên được hình thành theo hình thức liên kế từng ý tưởng thì sơ đồ bong bóng đôi lại làm nổi bật lên sự trùng lặp cũng như khác biệt giữa hai hay nhiều ý tưởng. Bằng cách vẽ hai vòng tròn giao nhau, phần giao chính là điểm chung giữa hai ý tưởng còn phía còn lại của hình là các tính chất riêng biệt.

Loại sơ đồ này là hoàn hảo cho các tình huống trong đó các khái niệm hoặc ý tưởng cần so sánh trực quan nhờ đó có được sự lựa chọn rõ ràng hơn những đặc tính của ý tưởng.

Ví dụ trong trường hợp bạn cần thiết kế một sản phẩm có thể trung hòa và thể hiện được đặc tính của hai lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể sử dụng sơ đồ bóng đôi để đối chiếu, tìm ra được sự gắn kết từ đó hình thành nên ý tưởng sản phẩm.

Sơ đồ thinking double bubble map
Sơ đồ thinking double bubble map

Sơ đồ cây (Tree Map)

Được hiểu một cách đơn giản nhất, khi có môt dự án thiết kế lớn, đòi hỏi sự tìm hiểu, tổng hợp, sắp xếp của nhiều loại thông tin, thông qua nhiều quá trình để có thể hình thành nên sản phẩm thì sử dụng sơ đồ cây sẽ giúp ích rất nhiều.

Phần mở đầu sẽ là tên dự án, tiếp theo sẽ chia từng mục quan trọng và kế đến sẽ là những yếu tố, thành phần cần có của mỗi mục.

Bằng cách thức tổng hợp logic thế này sẽ giúp cho người thiết kế định hình được sản phẩm của họ sau khi đã thực hiện đủ sự tìm hiểu và tổng hợp các yếu tố cần có để hình thành sản phẩm.

Sơ đồ dạng tree map
Sơ đồ dạng tree map

Sơ đồ luồng (Flow Map)

Đặc điểm của dạng sơ đồ này là nhấn mạnh vào quá trình diễn ra của một ý tưởng hay kế hoạch. Cũng có thể là một công thức được thể hiện qua từng bước tiếp nối nhau.

Bắt đầu từ đầu với các thành phần, sau đó là quá trình từng bước của công đoạn thiết kế cho tới hoàn thiện sản phẩm. Bạn có thể bao gồm hình minh họa, hình dạng, màu sắc hoặc thậm chí hình động khác để tăng tính thẩm mỹ, cũng như để những liên tưởng sáng tạo rõ nét hơn.

Flow map
Flow map

Sơ đồ đa luồng (Multi Flow)

Sơ đồ đa luồng giúp tìm ra nguyên nhân và ảnh hưởng của các sự kiện nhất định. Cách sử dụng sơ đồ nhiều luồng là bắt đầu với sự kiện chính, các hình chữ nhật được kết nối khác xuất hiện ở bên trái và bên phải sự kiện chính. Các hình chữ nhật bên trái đại diện cho các nguyên nhân khiến sự kiện xảy ra. Các hình chữ nhật bên phải là những tác động của sự kiện gây nên. Trong một số trường hợp, một hiệu ứng cũng có thể trở thành một nguyên nhân, tạo ra một vòng luân hồi.

Đây là một sơ đồ linh hoạt, giúp bạn xác định được hướng đi cũng như chiến lược thiết kế của chính mình. Nhờ đó bạn có thể tạo nên những sản phẩm ấn tượng hơn, truyền tải tốt ý nghĩa mà bạn mong muốn đến với người xem.

Multi Flow Map
Multi Flow Map

Sơ đồ dấu ngoặc (Brace Map)

Sơ đồ dấu ngoặc giúp phân tích các phần của vật thể và mối quan hệ giữa chúng. Xét theo trực quan, một sơ đồ dấu ngoặc trông giống như một sơ đồ cây ngang. Sự khác biệt là sơ đồ này liệt kê tất cả các phần của toàn bộ vật thể chính. sơ đồ cây thiên về khái niệm hơn và được sử dụng để tổ chức hơn là phân tách. Loại sơ đồ này thường phân tích một đối tượng cụ thể hoặc tình huống thực tế.

Sơ đồ dấu ngoặc có thể giúp chúng ta hình dung việc tạo ra một trang web. Đối tượng ban đầu là toàn bộ trang web. Ở bên phải của đối tượng là các công việc chính, trong trường hợp này là các trang con của trang web. Mỗi trang sau đó sẽ mở ra các yếu tố bên trong trang đó. Một sơ đồ dấu ngoặc có thể mở rộng sang một bên cho đến khi tất cả các yếu tố đã được xác định.

Sơ đồ hình brace map
Sơ đồ hình brace map

Một cách sử dụng sơ đồ này là để tổ chức nơi làm việc. Một sơ đồ dấu ngoặc được thiết kế đẹp mắt có thể được dùng làm một poster hiển thị tất cả các phòng và chỗ ngồi của một văn phòng khởi nghiệp. Một sơ đồ dấu ngoặc vui nhộn có thể được sử dụng làm outline để chỉ cho mọi người cách họ có thể kết nối với nhau.

Sơ đồ cầu (Bridge Map)

Sơ đồ cuối cùng chính là sơ đồ cầu. Đây là một sơ đồ được sử dụng để tìm những điểm giống nhau giữa mọi thứ và tạo ra sự suy diễn tương đồng. Ví dụ với trẻ em, sơ đồ cầu là một phần quan trọng trong các môn học ngôn ngữ. sơ đồ cầu giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức này.
Bằng cách chỉ ra các đặc điểm có sự liên quan lẫn nhau sơ đồ cầu có thể giúp người thiết kế phát hiện ra những ý tưởng hay ho nhất có thể và tạo ra những sản phẩm đầy tính sáng tạo.

Bridge map
Bridge map

Trên đây là những thông tin về các cách tư duy, lập kế hoạch giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn để thiết kế sản phẩm dể dàng hơn. Tùy vào tính chất và yêu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại hình tư duy phù hợp nhất cho mình.

Nguồn: designervn

Facebook
Twitter
LinkedIn
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x