Cụm từ “bộ nhận diện thương hiệu” (branding identity) nghe qua có vẻ rất cao siêu phải không? Nếu bạn là một doanh nghiệp mới và đang định hình phong cách cho riêng mình thì hãy đọc bài viết này. Bởi bộ nhận diện thương hiệu chính là bộ mặt của các bạn.
“Thương hiệu” được coi là một khái niệm về cảm xúc mang tính triết học, là một loại tài sản không định hình được. Còn “bộ nhận diện thương hiệu” lại hữu hình và đại diện cho những tư tưởng, mục đích lớn của doanh nghiệp. Nó giúp thu hút thêm khách hàng, tạo cảm giác thoải mái và quen thuộc cho họ.
Một bộ nhận diện thông thường gồm có logo, slogan, tagline và hệ thống nhận diện tại văn phòng, điểm bán cũng như trên internet. Với mức độ phủ sóng dày đặc như vậy của bộ nhận diện, bạn nghĩ xem liệu nó có đem lại hiệu quả đáng mong đợi không? Câu trả lời là còn tùy, vì chìa khóa dẫn đến sự thành công của branding identity chính là sự nhất quán. Nắm được chìa khóa này, bộ nhận diện sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

Các thành phần của một bộ nhận diện
Logo, slogan, tagline
Đây chính là những yếu tố cơ bản nhất của một bộ nhận diện thương hiệu để từng bước tạo ra sự nhất quán. Màu sắc, font chữ, hệ thống hình ảnh, icon, illustrations (hình ảnh minh họa) cần hòa hợp với nhau để truyền tải được mục đích và những nét đặc sắc của thương hiệu.

Hệ thống nhận diện tại văn phòng
Văn phòng làm việc chính là nơi bạn và khách hàng sẽ gặp mặt trực tiếp để bàn bạc về một thương vụ. Vậy tại sao lại không đầu tư cho hệ thống nhận diện tại đây nhỉ? Những chi tiết tưởng chừng nhỏ như name card, đồng phục, mẫu hợp đồng, hóa đơn, thẻ nhân viên… cũng sẽ tạo được ấn tượng cho đối tác của bạn đấy.

Hệ thống nhận diện tại điểm bán
Nếu hệ thống nhận diện tại văn phòng giúp đánh vào tâm lý những người nắm quyền trong công ty đối tác của bạn, thì hệ thống nhận diện tại điểm bán sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều khách hàng tiềm năng. Hệ thống nhận diện này gồm biển quảng cáo, banner, poster, standee, catalogue, tờ rơi, … hay thậm chí là quầy hàng, kệ sản phẩm, tài liệu bán hàng, …

Hệ thống nhận diện trên internet
Khi nền công nghiệp 4.0 ngày càng lớn mạnh thì dường như tất cả các ngành nghề đều phát triển theo. Việc quảng cáo cho thương hiệu của bạn cũng nhờ vậy mà trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Không còn bắt buộc phải in ra những banner, poster,… để truyền bá nữa. Giờ đây, bạn có thể sử dụng Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội, Banner Ads,… Ngoài ra, hệ thống nhận diện trên website, landing page, app mobile, hình ảnh trên mạng xã hội,… cũng được tính là một phần của hệ thống nhận diện trên internet.

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Khi bạn đã nắm rõ các thành phần của một bộ nhận diện rồi thì hãy bắt tay vào việc biến nó thành hiện thực. Có tất cả 6 bước trong quy trình thiết kế bộ nhận diện.
Xác định khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ thuộc nhóm tuổi nào, giới tính nào? Mức thu nhập của họ ra sao? Sở thích của họ là gì? Trả lời được những câu hỏi cốt lõi này, bạn đã phần nào định hình được phong cách cho bộ nhận diện thương hiệu. Một branding identity có thiết kế hợp với thị hiếu, sở thích và nhu cầu của đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn có thêm sự chú ý.
Xây dựng các giá trị của thương hiệu
Câu hỏi được đặt ra là “Tại sao khách hàng nên chọn các bạn chứ không phải đối thủ?” Hãy trả lời câu hỏi trên với những thông điệp, giá trị bạn hướng tới để tìm ra giá trị của mình.
Lựa chọn màu sắc cho thương hiệu
Màu sắc là một trong những yếu tố cốt lõi của ngôn ngữ hình ảnh cho thương hiệu. Hãy tham khảo bài viết về ý nghĩa các màu sắc trên trang của chúng tôi để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Tiến hành thiết kế logo
Như đã nói ở trên, logo là yếu tố cơ bản nhất của bộ nhận diện. Hãy tận dụng tất cả những thông tin bạn đưa ra ở 3 bước trên để đưa vào logo. Logo phản ánh các giá trị của thương hiệu để truyền tải tới khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn font chữ cho thiết kế
Bạn theo đuổi phong cách hiện đại hay cổ điển? Mạnh mẽ hay nhẹ nhàng? Sang trọng hay bình dân? Hãy thể hiện điều đó qua font chữ trong thiết kế. Có 3 loại font chữ nên có trong thiết kế của bạn: Font chữ trong logo, font cho tiêu đề chính và font cho nội dung.
Thiết kế cẩm nang nhận diện thương hiệu
Cuốn cẩm nang này sẽ gồm có tổng quan về thương hiệu, thông điệp, tuyên ngôn, bảng màu, typography… Ngoài ra cũng nên thêm vào những trường hợp có thể sử dụng tên thương hiệu của bạn để đảm bảo bản quyền.
Chúc các bạn thành công trong việc tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu thật ưng ý. Đừng quên liên lạc với chúng tôi nếu bạn cần sự trợ giúp hay cần một nơi đáng tin cậy để thiết kế và in ấn.